Công cụ lập kế hoạch tiết kiệm
Kết quả:
Giải nghĩa các biến số trong công thức:
- Mục tiêu tiết kiệm: Số tiền mục tiêu mà bạn muốn tiết kiệm
- Số tiền khởi điểm: Số tiền ban đầu bạn có để đầu tư
- Lãi suất: Là lãi suất mà bạn nhận được từ việc gửi ngân hàng hoặc đầu tư. Lãi suất này được tính theo đơn vị năm
- Năm: Số năm bạn dự định tiết kiệm
Từ các biến số này, bạn có thể nhận ra càng tiết kiệm từ sớm, bạn càng nhận được nhiều hơn bởi thời gian là một yếu tố rất quan trọng để tạo nên sức mạnh của lãi suất kép. Khác với thời gian, lãi suất càng cao, tốc độ tăng trưởng càng nhanh thì rủi ro càng lớn. Đừng quên rằng “không có bữa trưa nào miễn phí”.
Giải thích cách tính toán
- Tính số tiền cần tiết kiệm hàng tháng:
- FV: Giá trị tương lai cần đạt được (Mục tiêu tiết kiệm trừ số tiền ban đầu đã có).
- r: Lãi suất trung bình mỗi tháng.
- n: Tổng số tháng.
Nếu không có lãi suất, chỉ cần chia đều số tiền còn lại cho các tháng.
Lời khuyên dành cho bạn khi lập kế hoạch tiết kiệm: Nên tiết kiệm bao nhiêu mỗi tháng?
Phương pháp quản lý ngân sách được các chuyên gia tài chính đề xuất là phương pháp 50-30-20. Nguyên tắc 50-30-20 sẽ phân chia thu nhập của bạn vào 3 nhóm chính, với tỷ lệ 50% – 30% – 20%. Trong đó, 50% thu nhập nên dành cho các khoản cần thiết như tiền nhà, tiền ăn,… 30% thu nhập nên được chi tiêu cho nhu cầu cá nhân như học tập, sở thích,… Còn 20% còn lại nên được dành cho tiết kiệm hoặc đầu tư cho tương lai.
Ví dụ: nếu bạn kiếm được 10 triệu đồng sau thuế mỗi tháng thì có thể phân chia quỹ ngân sách của mình gồm 3 khoản: tối đa 5 triệu dành cho tiền nhà. Tiền ăn và các chi phí cố định khác. Tối đa 3 triệu là dành cho các nhu cầu cá nhân như thẻ tập gym, mua sách, học phí. Còn lại 2 triệu (hoặc hơn) sẽ dành cho tiết kiệm hay đầu tư.
Dù vậy, đó chỉ mới là việc thay số và tính toán một cách đơn giản mà học sinh lớp 5 cũng có thể thực hiện được. Để quản lý và thiết lập được kế hoạch tài chính của mình, bạn cần nhiều tuyệt chiêu hơn nữa. Tham khảo một vài lời khuyên chi tiết dưới đây nhé!
Áp dụng nguyên tắc nhưng đừng rập khuôn
Quy tắc 20% là phương pháp tiết kiệm tốt nhưng không phải ai cũng phù hợp để đi theo phương pháp này. Một số người có thể tiết kiệm trên mức đó, trong khi những người khác lại có thu nhập chỉ đủ trang trải cuộc sống. Vậy nên, đừng để bị treo vào một con số cụ thể. Như Unverzagt, chuyên gia hoạch định tài chính đã nói, “Bất kỳ khoản tiết kiệm nào cũng là khoản tiết kiệm tốt” và “Bạn cần nhìn vào hoàn cảnh của mình để xem điều gì phù hợp và không phù hợp”.
Theo lời khuyên của ông, hãy thử bắt đầu với số tiền có thể quản lý được, chẳng hạn như 200.000 USD mỗi tuần. Dành ra 10 USD mỗi tuần sẽ tăng lên đến 10.400.000 USD một năm, chưa tính tới nếu áp dụng theo nguyên tắc lãi suất kép, bạn còn có thể nhận được nhiều hơn thế.
Cân nhắc tạo nhiều quỹ tiết kiệm
Lý tưởng nhất là bạn sẽ tiết kiệm cho nhiều mục tiêu tài chính cùng một lúc. Nhưng nếu bạn không thể, bạn có thể ưu tiên. Ví dụ, trước tiên hãy tập trung vào việc xây dựng quỹ khẩn cấp cơ bản, quỹ này có thể giúp bạn trang trải sinh hoạt đủ trong vòng 3 – 6 tháng mà không cần thu nhập. Quỹ này dùng để phòng các trường hợp mà bạn không thể ngờ tới như: bạn nằm trong danh sách cắt giảm nhân sự của công ty vì tình hình dịch, hay không may gặp tai nạn vào một ngày mưa,… Sau đó, bạn có thể mở thêm các quỹ tiết kiệm khác dành cho mua nhà, mua xe, thậm chí là quỹ hưu trí sau này.
Một số cách tiết kiệm / đầu tư mà bạn có thể tham khảo
Có khá nhiều cách lập kế hoạch tiết kiệm để bạn trẻ bắt đầu thói quen tiết kiệm của mình. Bạn có thể tham khảo một trong nhiều cách hiệu quả sau:
Tiết kiệm bằng cách “Trả cho mình trước” – Pay yourself first
Theo Investopedia, trả tiền cho mình trước là một trong những lời khuyên phổ biến về quản lý tiền. Ý tưởng đằng sau nguyên tắc này rất đơn giản. Hàng tháng hoặc bất cứ khi nào có thu nhập, bạn ưu tiên giữ lại tiền tiết kiệm trước, sau đó tính đến các chi phí sinh hoạt.
Số tiền ở tháng đầu tiên có thể không nhiều. Nhưng bạn sẽ nhận ra mình đang dần thay đổi tư duy, xem trọng việc tích lũy sau một thời gian thực hành đều đặn.
Vậy tại sao bạn nên “trả cho mình trước”? Để trả lời cho câu hỏi này, bạn cần hiểu về các loại chi tiêu của mình. Thông thường, chi tiêu của chúng ta được chia thành hai loại:
-
Chi phí bắt buộc: Các chi phí này thường bao gồm tiền thuê nhà và tiền điện, tiền ăn, và các nhu yếu phẩm khác. Đồng thời, đây cũng là những thứ bạn cần chi để thực hiện công việc của mình, chẳng hạn như internet, bảng vẽ,…
-
Chi phí tùy ý: Đây là các chi phí biến đổi không bắt buộc. Có thể kể đến như giải trí, quần áo, đi lại, trang trí nhà cửa, đồ điện tử mới, ăn uống, tài khoản phát trực tuyến TV hoặc thẻ thành viên ở phòng tập thể hình…
Khi bạn chỉ tiết kiệm những gì còn lại vào cuối tháng. Có nghĩa là bạn đang đặt khoản tiết kiệm vào loại chi tiêu thứ hai. Đây là khoản chi tiêu tùy ý có thể thay đổi theo thời gian. Đôi khi, vì các khoản chi tiêu trong tháng quá lớn mà bạn sẽ không thể tiết kiệm đủ như mình mong muốn. Nếu bạn chỉ nghĩ về khoản tiết kiệm của mình sau khi mọi thứ khác đã được chi trả thì. Việc mà bạn không còn gì để tiết kiệm vào cuối tháng sẽ là điều rất dễ xảy ra.
Tuy nhiên, nếu bạn chuyển tiền vào tài khoản tiết kiệm trước thì việc tiết kiệm sẽ trở thành một khoản chi bắt buộc. Bạn đang coi việc tiết kiệm giống như những hóa đơn bắt buộc phải thanh toán. Bằng cách chi trả cho mình trước, bạn đang quyết định rằng mục tiêu tài chính dài hạn là “hóa đơn” quan trọng nhất mà bạn phải chi trả đầu tiên.
Gửi tiết kiệm ngân hàng
Đây là cách dễ dàng và nhanh chóng mà bạn có thể thực hiện ngay. Bạn có thể tham khảo các gói gửi tiết kiệm từ các ngân hàng. Việc gửi tiết kiệm định kỳ và đầy đủ cũng là cách để bạn rèn luyện thói quen tiết kiệm. Gửi tiết kiệm dài hạn được ngân hàng ưu đãi lãi suất cao hơn ngắn hạn.
Đầu tư lời sinh lời
Các chuyên gia khuyên rằng. Khi lập kế hoạch tiết kiệm nếu bạn có 1 khoản tiền nhàn rỗi. Thì hay bắt đầu tìm kiếm cho mình một cơ hội đầu tư để sinh lời nhanh và nhiều hơn. Các cách đầu tư phổ biến ngày nay có thể kể đến như: chứng khoán, vàng hay gần đây là các tài sản công nghệ như bitcoin, NFT,… Hoặc kinh doanh, góp vốn, đầu tư bất động sản cũng là hình thức đầu tư sinh lời cao nếu bạn có nguồn vốn lớn.
-
Chứng khoán:
Chứng khoán là kênh đầu tư thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư. Thế mạnh của đầu tư chứng khoán là khả năng sinh lời cao, tuy nhiên đi kèm với đó là tính rủi ro lớn. Chưa kể nhà đầu tư chứng khoán còn cần có kiến thức chuyên môn, độ nhạy bén thị trường và tâm lý vững khi đầu tư.
Thị trường chứng khoán biến động theo ngày, giá các mã cổ phiếu, trái phiếu có thể thay đổi theo giờ/phiên. Nếu không nắm bắt được thị trường. Không dành thời gian nghiên cứu. Nhà đầu tư có thể sẽ phải chịu thua lỗ, thậm chí là mất trắng cả vốn. Hãy tham khảo cuốn sách 10 sai lầm trong đầu tư chứng khoán để có thể rút ra cho mình những kinh nghiệm tránh bị mất tiền.
-
Vàng
Vàng là kim loại quý, có tính thanh khoản cao. Dùng tiền nhàn rỗi đầu tư mua vàng có thể mang lại cho bạn một khoản tiền lời nhất định. Đối với kênh mua vàng, bạn cần chú ý đến những biến đổi của thị trường vàng. Dù thị trường vàng mang lại tỷ suất lợi nhuận khá cao nhưng sự biến động là khôn lường. Giá vàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giá đồng đô la Mỹ, giá dầu, quy luật cung – cầu thị trường, tình hình chính trị, kinh tế…
Bởi vậy khi đầu tư mua vàng, bạn cần đặc biệt chú ý đến các vấn đề này. Chưa kể tại Việt Nam, đầu tư vàng không được Nhà nước khuyến khích. Ngân hàng Nhà nước luôn theo dõi và quản chặt giá vàng.
-
Kinh doanh, góp vốn:
Kinh doanh, góp vốn cũng là một hình thức đầu tư khá phổ biến. Dù vậy đây không phải là hình thức đầu tư dễ. Bởi không chỉ bỏ vốn, bạn còn cần có tư duy kinh doanh để nhìn trước được những cơ hội. Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều yếu tố rủi ro bởi đây là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên vấn đề thành công hay thất bại vẫn còn nhiều bàn cãi.
-
Bất động sản:
Cho thuê căn hộ, phân lô bán nền đều là cách đầu tư bất động sản sinh lời. Dù vậy không phải ai cũng có thể đầu tư bất động sản. Bởi mua bán bất động sản cần nguồn vốn lớn, ổn định và có mối quan hệ rộng rãi. Nhà đầu tư bất động sản cần theo dõi thị trường. Biết cách quan sát để tìm được bất động sản tốt.
-
Tham gia bảo hiểm nhân thọ
Đây cũng là một trong những cách để bạn có thể tiết kiệm. Bảo hiểm mang lại sự bảo đảm cho sức khỏe và cả tài sản cho gia đình bạn. Tuy nhiên, khi đầu tư vào bảo hiểm nhân thọ, bạn nên chú ý: Đầu tư bảo hiểm nhân thọ chính là lập kế hoạch tài chính dài hạn, nếu nhà đầu tư có kế hoạch tài chính ngắn hạn thì không nên chọn kênh bảo hiểm nhân thọ.
Kiểm tra tình trạng “sức khỏe tài chính” định kỳ
Sức khỏe tài chính cá nhân có thể hiểu là tình hình tài chính của một người. Nó vô cùng quan trọng trong việc lập kế hoạch tiết kiệm. Bao gồm tiền thu nhập để chi trả cho các chi phí sinh hoạt cần thiết và tiền tiết kiệm, đầu tư. Tài chính cá nhân cũng là một loại hình sức khỏe quan trọng không kém sức khỏe thể chất và tinh thần. Tài chính khỏe mạnh khi bạn đủ khả năng chi trả phí sinh hoạt hàng tháng. Và có một khoảng dư dả để dành tiết kiệm cho những mục tiêu trong tương lai.
Lập tài khoản tiết kiệm, tham gia đầu tư. Nhưng bạn cũng đừng quên hoàn cảnh thay đổi thường xuyên. Không phải khi nào bạn cũng có thể tiết kiệm và đầu tư từng ấy trong nhiều tháng liên tiếp. Khi thu nhập và chi phí của bạn biến động, hãy điều chỉnh tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư một cách hợp lý nhất.
Và quan trọng, thương vụ đầu tư hời nhất chính là đầu tư vào bản thân mình
Bên cạnh lên kế hoạch tiết kiệm tiền, bạn đừng quên bản thân chính là “tài sản” trân quý nhất. Chế độ sinh hoạt khoa học, không ngừng học hỏi, cập nhật các kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Sẽ là nền tảng vững chắc để bạn đạt được tất cả các mục tiêu trong tài chính.
Trên đây là những chia sẻ của dautuantoan.vn về lập kế hoạch tiết kiệm. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ nắm được cách tính tiết kiệm hay đầu tư. Từ đó đạt được mục tiêu tài chính của riêng mình.
Nếu bạn có câu hỏi cần tư vấn. Hãy inbox cho chúng tôi hoặc để lại bình luận chúng ta cùng thảo luận nhé.
Open this in UX Builder to add and edit content
Tôi sẽ cố gắng tiết kiệm